Đang thực hiện Đang thực hiện

TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN.

15:04 25/02/2016

Bài thi viết của học sinh các khối về tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta

BÀI THAM LUẬN

 

( Tại Đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Nguyễn Gia Thiều)

 

TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI HÌNH THÀNH

 

ĐẠO ĐỨC ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN.

 

 

Kính thưa các quí vị đại biểu, thưa các bạn học sinh yêu quí!

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh giành thắng lợi vẻ vang . Sinh thời, Người hằng quan tâm và dày công xây dựng Đảng thành một khối đoàn kết vững mạnh, trong sạch, chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

Suốt cả cuộc đời, Người hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Mỗi một bài nói, bài viết, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Người luôn chứa đựng ý nghĩa, tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn thanh niên chúng ta học tập suốt đời.

Trong cuộc sống, Hồ Chủ Tịch luôn coi trọng cái tài, cái đức, cả 2 đều quan trọng song cái đức vẫn là gốc. Thay mặt cho những thanh niên ưu tú của Chi đoàn 11A2, tôi xin được trình bày tham luận

Có lẽ, hiện tượng phi đạo đức ngày nay xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, cụ thể hơn là những căn bệnh nghe có vẻ rất thông thường, quen thuộc và ko phải ai trong chúng ta cũng mắc phải. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường nhật, tất cả những người trẻ tuổi ở đây - những Đoàn viên thanh niên ưu tú, do nhiều hoàn cảnh mà ko khỏi mắc phải những căn bệnh này. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến tư tưởng hình thành đạo đức của mỗi chúng ta, ảnh hưởng đến tập thể lớp, nhà trường và xa hơn là gia đình và xã hội. Đặc biệt vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn là một cán sự, cán bộ của Chi đoàn, của trường lớp. Vậy, những căn bệnh đó là gì và nhiệm vụ của chúng ta trước những căn bệnh đó là gì? Xin mời các bạn lắng nghe ý kiến của Chi đoàn 11A2 chúng tôi về vấn đề này:

 

1. (Căn bện đầu tiên chúng tôi xin nhắc đến là) Bệnh THAM LAM: Những người mắc phải bênh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích tập thể, gia đình và xã hội, do đó mà chỉ “tự tư, tự lợi” dùng của công làm việc tư, dựa vào thể lực của tập thể để theo đuổi mục đích của riêng mình.

2. (Thứ 2 là) Bệnh KIÊU NGẠO: Những người kiêu ngạo thường tự cho mình là cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết, việc dễ dàng thì dành lấy bằng được cho mình để thể hiện “cái giỏi” còn cái khó thì đùn cho người dưới quyền. Giả dụ khi việc có thành công thì lên mặt khoe khoang vênh váo, làm ít thì suy ra nhiều để kể công, thể hiện mình tài giỏi và cho người khác thấy họ không thể bằng mình.

3. (Bệnh thứ 3 là) Bênh HIẾU DANH: Là những người ham chức tước, muốn mình làm chức cao để mọi người chú ý đến song tuy nhiên năng lực lại yếu kém. Dù vậy nhưng không chịu rèn luyện bản thân để xứng đáng ứng cử mà cúi lúi, luồn lách, nịnh nọt thậm chí nhờ vả quan hệ để leo lên. Đến khi làm việc cho tập thể thì không giúp ích được do năng lực không có. Như cái kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra, làm cho mọi người mất lòng tin và khinh thường.

4. (Thứ 4, tôi muốn nói đến) Bệnh THIẾU KỈ LUẬT: Đây là một căn bệnh cá nhân rất hiện hữu, mắc bệnh này thì trong tư tưởng và hành động luôn đặt cá nhân lên trên. Vì thế mà việc gì cũng ko lấy tập thể làm nền tảng. Mình muốn thế nào thì làm thế ấy, quên cả kỉ luật của tập thể, của trường lớp. Nếu có được quyền phê bình người khác thì cốt công kích những đồng chí mình ko ưa mà lại vô cùng chú ý đến cất nhắc, làm ơn với những người mình quen thuộc, những người theo gót mình hoặc đó là cãi bướng, trả thù cá nhân.

5. (Căn bệnh thứ 5 là) ÓC HẸP HÒI: Ở trong tập thể thì ko biết cân nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình, sẽ leo lên vị trí của mình. Vì thế mà không biết hợp tác với những người có tài năng. Vừa không được lòng người, lại khiến những người có khả năng thực sự bị vùi dập, cảm thấy uất ức, thiếu công bằng.

6. (Tiếp theo chúng tôi muốn nói đến) ÓC LÃNH TỤ: Làm được vài điều cho tập thể, cho lớp, cho trường đã cho là mình tài giỏi lắm rồi. Tất nhiên, tập thể, trường lớp mong cho có nhiều đồng chí tháo vát được tập thể nể phục, yêu quí (và Chi đoàn 11a2 chúng tôi cũng vậy). Những đồng chí như vậy là quí của tập thể, trường lớp. Song, tuy nhiên những đồng chí sáng ngời ấy đều do rèn luyện mà ra, đều do tập thể, trường lớp tin cậy mà cử ra chứ ko phải muốn làm lãnh tụ, làm con chim đi đầu mà được .Bởi vì từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin tưởng và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, luôn tự cho mình là tài giỏi mà không chịu khó học hỏi để nâng cao cái tài, cái đức của mình.

7. (Một căn bệnh thường gặp nữa là) Bênh KÉO BÈ KÉO CÁNH: Từ bè phái mà dẫn đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là người tốt, việc dở cũng cho là hay rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai ko hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở rồi tìm cách rèm pha, kìm hãm, vùi dập. Bệnh này đặc biệt gây tai hại cho tập thể, trường lớp mà đã ăn sâu vào tư tưởng của rất nhiều người. Nó làm hại đến sự thống nhất, nó làm tập thể của chúng ta, Chi đoàn của chúng ta, trường lớp của ta . Làm chảy máu nhân tài và chúng ta không thể thi hành được đầy đủ chính xách đã đặt ra. Hơn nữa, nó làm mất sự đoàn kết, thân ái giữa các đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau. Dần dà, những mối ngờ vực này càng lớn lên, chúng khiến mối quan hệ của các thành viên trong tập thể ngày càng rời rạc và tất yếu là làm cho tập thể của chúng ta không còn vững mạnh nữa.

8. (Căn bệnh thứ 8 là) Bệnh NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY: Khi nhận được mệnh lệnh hoặc công việc thì ko chịu nghiên cứu rõ ràng, ko thực thi hoặc lên kế hoạch thực thi ngay lập tức. Cứ kềnh càng, không hoạt bát. Làm việc ko có kế hoạch, gặp sao làm vậy, nước đến chân mới nhảy. Bệnh này dễ khiến “ công việc đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần” làm ảnh hưởng đến tổ chức, tập thể, lu mờ kỉ luật của tập thể, bỏ mất cơ hội tốt, lúc nên làm thì không thực hiện được, lúc cần thực hiện lại không làm đc.

9. (Căn bệnh đặc biệt tôi muốn dành nhiều tâm huyết muốn nói đến nhất với các bạn ở đây chính là) Bệnh CÁ NHÂN:

1) Việc gì cũng ko phê bình trước mặt mà để nói sau lưng. Không bao giờ đề nghị, nêu ra ý tưởng thay thế với tập thể nhưng khi tập thể đưa ra ý kiến thì luôn không tán thành hoặc cứ làm theo ý mình mà không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào của tập thể.

2) Thờ ơ với mọi người, ai có khuyết điểm cũng không dám phê bình. Cứ an phận thủ thường. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ.

3) Khi không làm cán sự thì cho mình là không có trách nhiệm và nhiệm vụ, việc nhỏ cũng không chịu làm mà có làm thì cũng miễn cưỡng.

4) Biết mình có khuyết điểm nhưng ko chịu sửa chữa, ko cố gắng sửa đổi.

5) Xu nịnh, a dua vô ý thức. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi.

6) Thiếu sự hi sinh cá nhân vì tập thể.

 

Trên đây là 10 căn bệnh tiêu biểu mà thanh niên chúng ta thường hay mắc phải. Vậy thái độ của các bạn về vấn đề này ra sao? Theo ý kiến của cá nhân, tôi cho rằng, nhất thiết phải có sự đấu tranh, phê phán những hiện tượng nêu trên để xây dựng một tư tưởng đạo đức mới trong sạch hơn, lành mạnh hơn. Tuy nhiên, sự đấu tranh và phê phán này ko có nghĩa là “ giày xéo lên lợi ích của mỗi cá nhân”. Chúng ta cần có nhãn quan xa rộng để nhìn nhận vấn đề này một cách thấu đáo, tránh hiện tượng sai lệch trong suy nghĩ của mỗi người.

Mỗi cá nhân đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bạn thân mà ko ai được xâm phạm. Tuy nhiên, nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì thật là tốt.

Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm nào là tham lam, là kiêu ngạo, hiếu danh, lười nhác… Nó trói buộc, bịt mắt những nạn nhân là những con người trẻ tuổi, những con người không có thái độ sống tích cực. Nó là kẻ địch hung ác mà ta phải có nhiệm vụ triệt tiêu nó bằng cách phê bình và tự phê bình một cách nghiêm khắc.

Đạo đức và tài năng không phải từ trên trời rơi xuống mà do có đấu tranh, có rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà được tạo ra từ đó được phát triển và củng cố. Cũng như lời Bác :”ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy phải tự giác, tự nguyện cải tạo tư tưởng của mình để xứng đánh vs nhiệm vụ của mình trong thời đại mới. Thanh niên ta có vinh dự to lớn thì cũng có trách nhiệm lớn lao. (Theo ý kiến của Chi đoàn 11a2 nói chung và của tôi nói riêng) để làm tròn trách nhiệm, thanh niện phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên Xã hội Chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng tập thể, trường lớp đoàn kết, Xã hội Chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh.

Cuối cùng, tôi xin chúc các bạn Đoàn viên trở thành một cán sự tốt, một người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ. Xin chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, chúc đại hội thành công rực rỡ. Bài tham luận của Chi đoàn 11a2 đến đây là hết. Cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe…

Em xin chân thành cảm ơn !

Để lại comment

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

0988.094.374